1.1.            Đảm bảo chất lượng trong Giáo dục đại học

Chất lượng trong giáo dục đại học không phải là một khái niệm đơn chiều về chất lượng học thuật. Nó được xem là một khái niệm đa chiều theo quan điểm về nhu cầu và mong đợi của nhiều bên liên quan.

Chất lượng trong giáo dục đại học được xem là một khái niệm đa chiều, bao gồm tất cả các chức năng và các hoạt động như giảng dạy và chương trình đào tạo, nghiên cứu và học bổng, nhân sự, sinh viên, các tòa nhà, cơ sở vật chất, thiết bị, các dịch vụ đối với cộng đồng và môi trường học thuật. Tự đánh giá nội bộ và đánh giá ngoài, được thực hiện bởi các chuyên gia độc lập là rất cần thiết (sống còn) để nâng cao chất lượng.

Để xây dựng, triển khai, duy trì và cải tiến các cấp độ chất lượng trong giáo dục đại học, một trường đại học cần thiết lập một hệ thống đảm bảo chất lượng. Báo cáo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (UNESCO, 2003b) đã xác định đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học là “quy trình quản lý và đánh giá một cách có hệ thống nhằm giám sát việc thực hiện các hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học”.

1.2.            Các Mô hình ĐBCL AUN

Để phát triển hệ thống ĐBCL tổng quát nhằm nâng cao tiêu chuẩn học thuật/ đào tạo và nâng cao hoạt động giáo dục, nghiên cứu và dịch vụ trong các trường đại học thành viên của AUN, AUN đã đưa ra mô hình ĐBCL AUN gồm các chiều kích (khía cạnh) về chiến lược, hệ thống và chiến thuật (xem hình 1)

 

Hình 1 – Mô hình ĐBCL AUN cho Giáo dục đại học

ĐBCL bên trong (Internal QA): đảm bảo rằng một cơ sở giáo dục đại học, một hệ thống hoặc một chương trình đào tạo có những chính sách và cơ chế nhằm đảm bảo rằng nó đáp ứng những mục tiêu và tiêu chuẩn của mình.

ĐBCL bên ngoài (External QA): được thực hiện bởi một tổ chức hoặc các cá nhân bên ngoài cơ sở giáo dục đại học. Các nhà thẩm định sẽ đánh giá hoạt động của cơ sở giáo dục đó, hệ thống hoặc chương trình đào tạo của cơ sở đó để xác định liệu cơ sở, hệ thống hay chương trình đó có đáp ứng các tiêu chuẩn đã thỏa thuận hoặc các tiêu chuẩn cho trước.

Chứng nhận là quả trình rà soát chất lượng bên ngoài nhằm nghiên cứu kỹ lưỡng các trường cao đẳng, đại học  và các chương trình đào tạo đại học về đảm bảo chất lượng và cải thiện chất lượng để công nhận chính thức rằng nó đã đáp ứng tiêu chí và tiêu chuẩn xác định và được dán nhãn chất lượng.

1.2.1.      Mô hình ĐBCL AUN cấp cơ sở giáo dục

ĐBCL chiến lược cấp cơ sở giáo dục (cấp trường) gồm 11 tiểu chuẩn được minh họa trong Hình 2 dưới đây

Đối với GDĐH chất lượng không chỉ được nhìn nhận một cách chi tiết mà còn cần được nhìn nhận một cách tổng thể.

 

Hình 2 – Mô hình ĐBCL cấp trường

Chất lượng được định nghĩa là đạt được sứ mệnh và mục đích đề ra, giả định rằng điều này phản ảnh những yêu cầu của các bên liên quan. Rõ ràng là chúng ta chỉ có thể đánh giá được chất lượng nếu chúng ta biết chúng ta cần đạt được cái gì. Điều này có nghĩa là đảm bảo chất lượng và đánh giá chất lượng sẽ luôn bắt đầu với câu hỏi về sứ mệnh và mục đích (Cột 1). Cột thứ hai chỉ ra làm thế nào để một trường đại học lên kế hoạch (dự tính) đạt được mục đích:

+ Chuyển dịch các mục đích cần đạt được thành chính sách và chiến lược

+ Cơ cấu quản lý và phong cách quản lý của nhà trường

+ Quản lý nguồn nhân lực: sắp đặt nhân sự để đạt được mục đích

+ Cơ sở vật chất

Cột thứ ba chỉ ra những hoạt động lõi của một trường đại học:

+ Các hoạt động đào tào dạy và học

+ Các hoạt động nghiên cứu

+ Đóng góp đối với xã hội và hỗ trợ phát triển cộng đồng

Tất cả những hoạt động này phải được phân tích bằng mô hình cụ thể đối với các hoạt động lõi. Cột cuối cùng là thành quả đạt được: Nhà trường đã đạt được cái gì? Những thành quả đạt được có phù hợp với sứ mệnh và mục đích đặt ra không? Ô ở trên cùng của mô hình quan tâm đến sự hài lòng của các bên liên quan và có quan hệ với tất cả các cột. Mỗi một lĩnh vực đều trả lời câu hỏi “những bên liên quan cảm thấy như thế nào về điều đó?” Ô dưới cùng quan tâm đến việc làm thế nào mà nhà trường đảm bảo được chất lượng của các lĩnh vực và chuẩn đối sánh trong nước và quốc tế là cái gì. Mô hình này có thể được sử dụng để tự đánh giá cấp cơ sở. Các hoạt động lõi phải được đánh giá chi tiết hơn, theo mô hình chi tiết dưới đây, cho hoạt động dạy và học:

 

Hình 3. Mô hình chất lượng hoạt động dạy và học

Khi nhìn vào chất lượng dạy và học, chúng ta phải bắt đầu với câu hỏi về mục đích và mục tiêu và chuẩn đầu ra mong đợi (cột 1). Có 4 hàng ở phần giữa của mô hình:

+ Hàng đầu giải quyết câu hỏi chuẩn đầu ra mong đợi được đưa vào trong chương trình như thế nào? Khung chương trình/Chi tiết chương trình là gì? Nội dung chương trình là gì? Nó có phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra hay không? Chương trình được tổ chức như thế nào? Nó có giúp hiện thực chuẩn đầu ra mong đợi hay không? Khái niệm/quan niệm mô phạm của chúng ta là gì hay chiến lược dạy và học của chúng ta là gì? Và ô cuối cùng là chúng ta đánh giá sinh viên đã học được gì và được dự kiến học như thế nào?

+ Hàng thứ hai quan tâm tới “đầu vào” cho quá trình: đội ngũ, cán bộ hỗ trợ, sinh viên, cơ sở vật chất và tư vấn/hỗ trợ sinh viên.

+ Hàng thứ ba phải làm là cách thức chất lược được đảm bảo, vai trò của sinh viên trong đánh giá các quy định. Nó cũng xem xét chương trình đào tạo được thiết kế như thế nào. Nhà trường tổ chức các hoạt động phát triển độingũ như thế nào và tổ chức lấy phản hồi của các bên liên quan như thế nào?

+ Hàng thứ 4 đề cập đến đầu ra của quá trình học tập: hồ sơ tốt nghiệp, tỉ lệ đỗ và tỉ lệ bỏ học, thời gian học trung bình để lấy bằng và khả năng được tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp.

Cột cuối cùng cho ta biết những kết quả cuối cùng của chúng ta. Chúng ta có đạt được cái mà chúng ta mong đợi không? Ô trên cùng của mô hình là sự hài lòng của các bên liên quan và nó liên quan tới tất cả các ô trong mô hình. Ô cuối cùng là đảm bảo chất lượng và đối sánh chuẩn trong nước và quốc tế.

Hoạt động thứ hai của trường đại học thường là hoạt động nghiên cứu. Nếu cơ sở giáo dục đại học là cơ sở nghiên cứu thì chất lượng nghiên cứu là một khía cạnh quan trọng của chất lượng tổng thể. Mô hình cho chất lượng hoạt động nghiên cứu như sau:

Mô hình chất lượng hoạt động nghiên cứu

Hình 4. Mô hình chất lượng hoạt động nghiên cứu

 

Hình 5. Mô hình chất lượng hoạt động dịch vụ

Giáo dục đại học trên toàn thế giới hiện nay đang phải chịu áp lực về việc chịu trách nhiệm cho chất lượng của mình. Phải đảm bảo chất lượng và phải chứng minh cho thế giới bên ngoài, các bên liên quan, thấy được rằng mình có khả năng tạo ra chất lượng. Vấn đề là ở chỗ các bên liên quan không phải lúc nào cùng có tiếng nói chung khi nói về chất lượng. Không có một định nghĩa nào khách quan về chất lượng; không có những tiêu chuẩn nào khách quan. Các trường đại học vẫn phải đối mặt với vấn đề này. Cách tốt nhất để nói về chất lượng đó là chia sẻ một khái niệm chung. Một khái niệm khả thi có thể là: chất lượng là đạt được mục đích và mục tiêu do nhà trường đặt ra, với giả định rằng mục đích và mục tiêu đó được đặt ra trong đối thoại và thảo luận với các bên liên quan.

Rõ ràng là có nhu cầu cần thiết phải xây dựng các tiêu chuẩn và tiêu chí mà dựa vào đó có thể đánh giá được chất lượng. Một trường đại học sẽ đặt ra những tiêu chuẩn của mình, nhưng làm như vậy, nó phải tính đến những tiêu chuẩn và tiêu chí do thế giới bên ngoài đặt ra. Đối với các nước Đông Nam Á, các tiêu chuẩn và tiêu chí AUN-QA có thể được sử dụng làm chuẩn đối sánh cho các tiêu chuẩn riêng của các trường.

Khái niệm về chất lượng và khái niệm về mô hình chất lượng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ của chúng ta.

1.3.            Tiếp cận hệ thống ĐBCL nội bộ

Có nhiều lý do để thực hiện Đảm bảo chất lượng:

+ Tất cả các nhà giáo dục đều muốn đào tạo sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu xã hội. Tất cả chúng ta đều muốn tạo ra một “sản phẩm” mà mọi người mong muốn. Tất cả chúng ta đều muốn tự hào về những sinh viên tốt nghiệp của mình.

+ Các chuyên gia trong thị trường lao động mong chờ các cơ sở giáo dục đại học cung cấp những sinh viên có kiến thức, kỹ năng và thái độ đủ, và quan trọng là hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao.

+ quốc tế hóa nghề nghiệp và toàn cầu hóa mang chúng ta tới sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Một trường đại học không chỉ phải cạnh tranh trong khu vực quốc gia của mình và còn phải cạnh tranh với các quốc gia khác, không chỉ trong khu vực như khu vực Châu Á mà còn với các nước ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Toàn cầu hóa không chỉ có những mặt tiêu cực, mà còn có những mặt tích cực. Nó mang đến cho những sinh viên tốt nghiệp cơ hội tham gia vào thị trường lao động thế giới, song với điều kiện tấm bằng của hóa thực sự có chất lượng.

+ Hiện nay xuất hiện nhu cầu “bảo vệ người tiêu dùng”: sinh viên của chúng ta và phụ huynh của họ đã và đang phải dành rất nhiều thời gian và tiền bạc cho việc giáo dục con em mình. Do đó, họ có quyền được nhận một nền giáo dục chất lượng.

+ Vào những năm 1950 và 1960, bản chất của giáo dục đại học đã thay đổi. Các trường đại học tinh hoa đã thay đổi để trở thành một cơ sở giáo dục đại chúng (cho số đông). Ngày càng nhiều sinh viên đăng ký học đại học, tạo ra một áp lực lớp cho nguồn ngân sách quốc gia. Chi tiêu trên một sinh viên ngày càng thấp hơn, nhưng chính phủ vẫn phải đảm bảo với xã hội rằng điều này sẽ không đe dọa đến chất lượng giáo dục. Vấn đề này trở lên trầm trọng hơn do sự suy thoái kinh tế. Là đại diện của xã hội, các chính phủ muốn có một cái nhìn sâu sắc hơn về chi phí và lợi ích của giáo dục đại học. Giáo dục đại học, theo quan điểm của họ, chi phí quá lớn mà hiệu quả chưa đủ.

+ Mối quan hệ giữa giáo dục đại học và xã hội đã thay đổi cùng lúc đó. Xã hội ngày càng quan tâm hơn tới giáo dục đại học. Mối quan hệ giữa giáo dục đại học và thị trường lao động trở thành một đề tài thảo luận. Một số chuyên ngành, như khoa học xã hội, tâm lý và lịch sử, có nhiều sinh viên nhưng ít công việc. Tỷ lệ thất nghiệp cao. Một số chuyên ngành như kỹ thuật thường thiếu sinh viên và xã hội có thể cần nhiều sinh viên tốt nghiệp hơn. Tình trạng này đã gây ra một áp lực cho giáo dục đại học phải hướng các luồng sinh viên theo chiều mong muốn.

+ Chất lượng ngày càng trở lên quan trọng đối với các cơ sở giáo dục đại học, bởi vì câu hỏi đặt ra là liệu nó có thể tạo ra chất lượng như nhau trong khuôn khổ sẵn có không. Một người có thể nói về “khoảng cách chất lượng”, một mặt chính phủ đang cố gắng tăng số lượng sinh viên tuyển sinh (vào đại học nhiều nhất có thể); mặt khác chúng ta lại thấy sự giảm dần trong đầu tư cho giáo dục đại học. Các cơ sở giáo dục đại học phải làm nhiều hơn với số tiền đầu tư ít hơn. Nhưng cùng lúc đó, chất lượng lại được mong là phải được duy trì hoặc cải thiện.

+   Trao đổi sinh viên và hợp tác quốc tế yêu cầu một cái nhìn sâu sắc hơn về chất lượng. Luôn luôn có sự trao đổi sinh viên giữa các quốc gia, nhưng khi thế giới trở thành một cài làng toàn cấu hóa, thì rõ ràng điều quan trọng là phải biết về chất lượng của các cơ sở giáo dục khác. Những câu hỏi thông thường như: “Tôi có thể công nhận khóa học này không” hay “Nó có đủ tốt không?”

Hiện nay đảm bảo chất lượng phải được cấu trúc.

Đảm bảo chất lượng (hay quản lý chất lượng) có thể được mô tả là một sự quan tâm tới chất lượng một cách hệ thống, có cấu trúc và liên tục về việc duy trì và cải tiến chất lượng. Quan tâm tới chất lượng liên tục là điều kiện cần để đảm bảo chất lượng.

            Một trong những công cụ quan tâm tới chất lượng là công cụ đánh giá chất lượng. Bằng công cụ đánh giá chất lượng chúng ta hàm nghĩa các hoạt động có cấu trúc dẫn đến phán quyết về chất lượng của quá trình dạy/học và/hoặc nghiên cứu, tự đánh giá hoặc đánh giá ngoài. Không có sự khác biệt thật sự giữa đánh giá (assessment), đánh giá cuối cùng (evaluation) và xem xét rà soát (review). Những thuật ngữ này được xem là có thể sử dụng lẫn nhau. Đảm bảo chất lượng là hoạt động tổng thể để gìn giữ chất lượng. Giáo dục đại học tiếp cận mô hình ĐBCL như sau:

Chất lượng là chính là trách nhiệm của giáo dục đai học. Mặc dù chính phủ có một trách nhiệm đặc biệt về đảm bảo chất lượng nhưng chính các trường đại học phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp và đảm bảo chất lượng. Vì vậy mỗi trường đại học cần phải xây dựng cho mình một hệ thống ĐBCL nội bộ phù hợp và hiệu quả. Mỗi trường sẽ chọn cho mình một mô hình ĐBCL phù hợp, tuy nhiên có một số điều kiện cơ bản phải đáp ứng. Một hệ thống IQA (ĐBCL nội bộ) cần phải bao gồm chu trình PDCA (Chu trình Deming): lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và hành động (Plan, do, check and act PDCA) như sau:

Hệ thống ĐBCL không chỉ bao gồm đánh giá trong mà còn gồm có đánh giá ngoài. Đánh giá giữa các trường đại học là một công cụ quan trọng. Một trường đại học cũng phải chịu trách nhiệm giải trình với thế giới bên ngoài. Kiểm định chất lượng là một công cụ giải trình quan trọng để khẳng định chất lượng. Kiểm định chất lượng là một quyế định chính thức, căn cứ vào hoạt động trong quá khứ, cho biết những tiêu chuẩn, những yêu cầu tối thiểu đạt được. Kiểm định chất lượng:

+ Cho biết cấp độ chất lượng mà chúng ta có thể sử dụng trong cạnh tranh;

+ Cung cấp cơ hội cho đối sánh chuẩn

+ Cung cấp thông tin phản hồi về tự đánh giá.

Một số những khó khăn gặp phải đối với các trường đại học như sau:

+ Thiếu sáng kiến cải tiến chất lượng

+ Cản trở của đội ngũ cán bộ do họ thiếu nhận thực và thay đổi văn hóa

+ Không đủ kiến thức về nhà trường.

+ Cản trở do tiêu tốn thời gian và tiền

+ Khó định nghĩa được chất lượng là gì;

+ Mục đích và giá trị gia tăng không rõ ràng

+ Sự giao tiếp giữa nhân viên và quản lý không phải luôn luôn tốt đẹp.

Để khắc phục những khó khăn này cần:

+ cần hiểu rõ IQA là gì

+ cần biết rõ những công cụ sẵn có

+ cần biết rõ những yêu cầu do hệ thống IQA đặt ra

+ cần thiết kế một hệ thống rõ ràng và cần đưa ra được chiến lược để phổ biến nó

+ cần làm cho hệ thống này phù hợp với phát triển ngoài.

Nếu muốn đảm bảo chất lượng, cần phải thiết lập một hệ thống đảm bảo chất lượng có cấu trúc để giám sát chất lượng, để cải thiện chất lượng và để đánh giá chất lượng. Khi xây dựng hệ thống ĐBCL nội bộ/bên trong cần đảm bảo những điều kiện cơ bản sau:

+ càng đơn giản càng tốt;

+ không khiến nó trở thành một quy trình hành chính;

+ phải hỗ trợ cho quản lý và nhân viên;

+ phải cân bằng giữa tập trung và phi tập trung;

+ tận dụng được những công cụ hiệu quả;

+ hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ phải phù hợp với những sự phát triển quốc gia và quốc tế.

Mô hình trong Hình 10 cho biết những yếu tố cấu thành lên hệ thống ĐBCL nội bộ:

+ các công cụ giám sát;

+ các công cụ đánh giá;

+ các quy trình QA cho các hoạt động cụ thể;

+ các quy trình QA cụ thể.

 

Hình 6. Mô hình chất lượng của hệ thống ĐBCL nội bộ (Hệ thống IQA)

Hàng 1 cho biết các công cụ giám sát cần thiết để theo dõi hoạt động và phát triển của nhà trường. Đây là lý do tại sao chúng ta phải thu thập những dữ liệu sau:

+ Tiến trình học tập (tiến bộ) của sinh viên

+ Tỷ lệ đỗ và tỷ lệ bỏ học

+ Kết quả phản hồi có cấu trúc của nhà tuyển dụng

+ Kết quả phản hồi có cấu trúc của các cựu sinh viên

Nếu dữ liệu phù hợp với những mục tiêu để ra, không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu không, thì cần phải có hành động khắc phục.

Hàng 2 cho biết các công cụ đánh giá:

+ Đánh giá của sinh viên (Student evaluation), nhà trường nên thực hiện đánh giá sinh viên. Thực tế thì đây là một hoạt động thường xuyên trong nhà trường để biết sinh viên nghĩ gì về chương trình, về đội ngũ giảng viên, về hình thức giảng dạy…

+ Đánh giá khóa học (course evaluation): Mặc dù sinh viên có đánh giá về khóa học trong phần Sinh viên đánh giá, nhưng cũng cần phải đánh giá nhu cầu của các bên liên quan khác.

+ Đánh giá chương trình đào tạo (curriculum evaluation): những bên liên quan khác phải được đưa vào trong đánh giá chương trình đào tạo.

Đánh giá như vậy sẽ không có ý nghĩa nếu như không có hành động để cải thiện chất lượng và để khắc phục những thiếu sót. Do đó, cần phải tạo cơ hội để phát triển đội ngũ và đào tạo đội ngũ.

Hàng 3 cho biết những quy trình QA (QA processes) cho các hoạt động cụ thể. Có một số quy trình ĐBCL cụ thể trong phạm vi IQA để đảm bảo ĐBCL một số hoạt động như: ĐBCL trong đánh giá sinh viên (QA of the student assessments), ĐBCL đội ngũ, cách thức nhà trường quan tâm tới cơ sở vật chất, trang thiết bị và đảm bảo chất lượng các dịch vụ hỗ trợ sinh viên.

Hàng 4 cho biết những công cụ đặc biệt dành cho IQA. Một số công cụ đặc biệt đó là:

+ Tự đánh giá (Self-assessment) hoặc phân tích SWOT: Ở cấp cơ sở giáo dục hoặc ở cấp các hoạt động cốt lõi. Tự đánh giá là một công cụ rất mạnh để tự khám phá chất lượng và tìm câu trả lời cho những câu hỏi:

+ Chúng ta có làm đúng không?

+ Những điều chúng ta làm đúng có làm đúng cách không?

+ Chúng ta có đạt được mục tiêu không?

Công cụ này sẽ được sử dụng 5-6 năm một lần.

+ Nó phải được kết hợp với công cụ đánh giá ngoài và kiểm định. Nếu không kiểm định chính thức, thì có thể thực hiện đánh giá giữa các trường (xem Chương 6).

+ Hơn nữa, một hệ thống quản lý thông tin phù hợp là rất cần thiết.

+ Cuối cùng, cần xây dựng sổ tay chất lượng để cho thấy sử trưởng thành của hệ thống ĐBCLNB.

Mặc dù không tồn tại một mô hình IQA cố định nào trong hệ thống GDĐH, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau.

Nhà trường phải có:

+ Một chính sách rõ ràng về IQA và những quy trình rõ ràng để thực hiện nó

+ Một hệ thống đầy đủ để thông qua, giám sát và rà soát định kỳ các chương trình và khen thưởng

+ Một hệ thống đầy đủ để đánh giá sinh viên

+ Một hệ thống đầy đủ để đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên/đội ngũ học thuật

+ Một hệ thống đầy đủ để đmả bảo chất lượng các nguồn tài nguyên học tập và hỗ trợ sinh viên

+ Một hệ thống thông tin đầy đủ

Ý tưởng cơ bản được xác định trong các tiêu chuẩn IQA là áp dụng những điều này sẽ dẫn đến một hệ thống QA hài hòa trong khu vực.